Hiện nay trong tất cả các doanh nghiệp đều chú trọng vấn đề an toàn vệ sinh lao động để đảm bảo sức khỏe của người lao động và nâng cao năng suất làm việc. Vậy cụ thể như thế nào chúng ta hãy cùng Luật Dương Gia tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!

1. Khái niệm về an toàn lao động và vệ sinh lao động

Mặc đồ bảo hộ để đảm bảo an toàn và ngăn ngừa bệnh nghề nghiệp

Khi nhắc đến An toàn vệ sinh lao động thì chúng ta sẽ tách ra làm hai vế, đó là:

  • An toàn lao động là chỉ việc ngăn ngừa những sự cố gây thương tích với cơ thể hoặc gây tử vong cho người trong quá trình lao động.
  • Vệ sinh lao động là chỉ việc ngăn ngừa bệnh tật với nội tạng cơ thể hoặc gây tử vong cho người trong quá trình tiếp xúc với chất độc hại khi lao động.
  • An toàn lao động và vệ sinh lao động là những chế định của luật lao động nhằm đảm bảo an toàn về sức khỏe, tính mạng cho người lao động cũng như duy trì, nâng cao khả năng làm việc với năng suất cao.

Khi người lao động duy trì được sức khỏe tốt và cơ thể khỏe mạnh thì năng suất lao động sẽ được đảm bảo và doanh thu của doanh nghiệp sẽ được nâng cao. Khi chúng ta thực hiện An toàn vệ sinh lao động tốt thì sẽ phòng ngừa được tai nạn lao động và phòng chống được bệnh nghề nghiệp.

>> Có thể bạn chưa biết: Thuốc hạ huyết áp thường dùng hàng ngày nào tốt?

2. Những điều cần biết về An toàn vệ sinh lao động

Doanh nghiệp nên thường xuyên tổ chức tập huấn an toàn lao động

Dưới góc độ pháp lý, an toàn lao động và vệ sinh lao động là những quy phạm pháp luật với những quy định và các biện pháp để ngăn ngừa tai nạn và vệ sinh lao động và phòng chống bệnh nghề nghiệp, cải thiện môi trường làm việc và nâng cao năng suất lao động.

Nhằm nâng cao sức khỏe và phòng chống tai nạn lao động thì người sử dụng lao động, người lao động, các cơ quan, tổ chức, cá nhân cần phải thực hiện đầy đủ các biện pháp bảo hộ lao động.

Bên cạnh đó, các doanh nghiệp, cơ quan cũng cần áp dụng các tiêu chuẩn kỹ thuật, hệ thống quản lý tiên tiến, công nghệ cao và thân thiện với môi trường.

Nhà nước và các doanh nghiệp thúc đẩy, ủng hộ các công trình nghiên cứu, ứng dụng khoa học thân thiện với môi trường để bảo vệ sức khỏe con người.

Bên cạnh việc tự giác thực hiện các quy định về an toàn vệ sinh lao động thì các doanh nghiệp cũng cần thường xuyên tổ chức những đợt tập huấn, huấn luyện an toàn, vệ sinh lao động cho người lao động. 

Khi tham gia vào một tổ chức, doanh nghiệp thì người lao động sẽ có các quyền sau đây để đảm bảo vấn đề an toàn vệ sinh lao động:

  • Người sử dụng lao động có trách nhiệm bảo đảm các điều kiện làm việc tốt nhất cho người lao động sao cho an toàn về tính mạng và đảm bảo vệ sinh tại nơi làm việc.
  • Trong quá trình làm việc thì người lao động phải được cung cấp thông tin đầy đủ về các yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại cũng như cách phòng chống tai nạn, bệnh tật và thoát khỏi nguy hiểm một cách đầy đủ, chính xác và nhanh chóng.
  • Người lao động phải được hưởng đầy đủ các chế độ bảo hộ lao động, chăm sóc sức khỏe, khám phát hiện bệnh nghề nghiệp. Trường hợp trong quá trình lao động thì chi phí khám chữa bệnh sẽ được hỗ trợ bởi người sử dụng lao động.
  • Nếu người sử dụng lao động không cung cấp điều kiện, trang thiết bị để đảm bảo an toàn và vệ sinh trong quá trình làm việc thì người lao động có quyền khiếu nại, tố cáo hoặc khởi kiện người sử dụng lao động theo quy định của pháp luật.

Quyền và nghĩa vụ của người sử dụng lao động:

Người sử dụng lao động có quyền yêu cầu người lao động phải chấp hành, tuân thủ các nội quy, quy định để đảm bảo an toàn và vệ sinh trong quá trình lao động.

Với những cá nhân, tập thể chấp hành tốt thì thực hiện việc khen thưởng để khuyến khích và kỷ luật để răn đe với những người coi thường vấn đề an toàn và vệ sinh trong quá trình lao động.

Trường hợp xảy ra sự cố về tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp thì người sử dụng lao động có thể huy động nhân lực để xử lý, ứng phó.

Người sử dụng lao động có nghĩa vụ phải xây dựng, tổ chức huấn luyện, hướng dẫn các quy định, nội quy để đảm bảo an toàn, vệ sinh lao động cho người lao động.

Với những nơi không đảm bảo được an toàn hoặc có nguy cơ gây bệnh nghề nghiệp thì người sử dụng lao động không được bắt buộc, đe dọa người lao động thực hiện.

Cử người giám sát, kiểm tra việc thực hiện nội quy, quy trình, biện pháp bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động  trong quá trình làm việc.

Với những chia sẻ trên về An toàn vệ sinh lao động  hy vọng sẽ giúp bạn có thêm nhiều thông tin bổ ích. Để được tư vấn pháp luật lao động qua điện thoại miễn phí mời bạn hãy liên hệ với Luật Dương Gia để được giải đáp.

Thông tin liên hệ tư vấn luật Dương GIa: CÔNG TY LUẬT DƯƠNG GIA – Phòng 2501, tầng 25, tháp B, Golden Land, 275 Nguyễn Trãi, phường Thanh Xuân Trung, quận Thanh Xuân, TP Hà Nội

>> Xem thêm: Trồng rau tại nhà cần chuẩn bị những gì?