
Nghị định 49/2016/NĐ-CP được ban hành vào ngày 27/05/2016 với nội dung sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định 109/2013/NĐ-CP ngày 24 tháng 9 năm 2013 quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý giá cả và hóa đơn. Xét theo Nghị định này, đã có một số nội dung được thay đổi, thậm chí bổ sung so với Nghị định 109/2013/NĐ-CP của Chính phủ. Trong phạm vi này viết này, tôi xin đề cập một số tình tiết giảm nhẹ trong mức xử phạt vi phạm hành chính về hóa đơn, chứng từ tại Nghị định 49/2016/NĐ-CP.
1. Giảm mức xử phạt hành chính đối với hành vi đặt in hóa đơn mà không ký hợp đồng in bằng văn bản:
Căn cứ tại Khoản 1 Điều 3 Nghị định số 49/2016/NĐ-CP Sửa đổi, bổ sung Khoản 1 và Khoản 6 Điều 34 Nghị định số 109/2013/NĐ-CP thì:
– Đối với hành vi đặt in hóa đơn mà không ký hợp đồng in bằng văn bản thì phải phải chịu mức xử phạt hành chính từ 500.000 đồng đến 1.500.000 đồng.
– Đối với hành vi đặt in hóa đơn khi cơ quan thuế đã có văn bản thông báo tổ chức, doanh nghiệp không đủ Điều kiện đặt in hóa đơn thì sẽ bị xử phạt hành chính từ 2.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng, trừ trường hợp cơ quan thuế không có ý kiến bằng văn bản khi nhận được đề nghị sử dụng hóa đơn đặt in của tổ chức, doanh nghiệp theo hướng dẫn của Bộ Tài chính.
So sánh: Trước đây Tại khoản 1 Điều 34 Nghị định số 109/2013/NĐ-CP quy định như sau:
Đối với hành vi đặt in hóa đơn mà không ký hợp đồng in bằng văn bản thì sẽ phải chịu mức xử phạt hành chính từ 2.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng.
Như vậy, so với Nghị định 109/2013/NĐ-CP, hành vi đặt in hóa đơn mà không ký hợp đồng in bằng văn bản đã được giảm mức xử phạt hành chính xuống khoảng 4 lần.
2. Giảm mức xử phạt hành chính đối với hành vi Làm mất, cháy, hỏng hóa đơn đã phát hành nhưng chưa lập hoặc hóa đơn đã lập có liên giao cho khách hàng nhưng khách hàng chưa nhận được hóa đơn hoặc hóa đơn đã lập theo bảng kê bán lẻ hàng hóa, dịch vụ:
Căn cứ tại Khoản 4 Điều 3 Nghị định số 49/2016/NĐ-CP bổ sung Điểm g vào Khoản 3 Điều 38 Nghị định số 109/2013/NĐ-CP thì:
Xử phạt hành chính từ 4.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với một trong các hành vi:
– Đối với hành vi làm mất, cháy hoặc hỏng hóa đơn đã phát hành nhưng chưa lập hóa đơn hoặc hóa đơn đã lập có liên giao cho khách hàng nhưng khách hàng chưa nhận được hóa đơn hoặc hóa đơn đã lập có kèm theo bảng kê hàng hóa, dịch vụ thì bị xử phạt hành chính từ 4.000.000 đồng cho đến 8.000.000 đồng trừ những trường hợp đặt biệt như: mất, cháy, hỏng hóa đơn do thiên tai, hỏa hoạn sự kiện bất ngờ hoặc do sự kiện bất khả kháng khác.
– Đối với hành vi mất, cháy, hỏng hóa đơn đã lập có liên giao cho khách hàng, người bán và người mua phải đồng thời tiến hành lập biên bản ghi nhận sự việc Trong trường hợp người bán đã kê khai, nộp thuế, có hợp đồng, chứng từ có thể xác minh việc mua bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ đồng thời có một tình tiết giảm nhẹ thì sẽ bị xử lý ở mức phạt tối thiểu của khung tiền phạt. Cũng trong trường hợp này mà người vi phạm có từ hai tình tiết giảm nhẹ trở lên thì sẽ tiến hành xử phạt cảnh cáo.
– Đối với hành vi mất, cháy, hỏng hóa đơn nhưng vẫn còn liên giao cho khách hàng đồng thời vẫn còn trong thời gian lưu trữ thì xử phạt theo quy định của Luật kế toán.
– Trường hợp người bán tìm lại được hóa đơn đã mất có liên giao cho khách hàng nhưng cơ quan thuế chưa ban hành quyết định xử phạt thì người bán sẽ không phải chịu mức phạt hành chính.
So sánh: Trước đây Tại khoản 4a Điều 38 Nghị định số 109/2013/NĐ-CP quy định:
Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi:
Đối với hành vi làm mất, cháy hoặc hỏng hóa đơn đã phát hành nhưng chưa lập hóa đơn hoặc hóa đơn đã lập có liên giao cho khách hàng nhưng khách hàng chưa nhận được hóa đơn hoặc hóa đơn đã lập có kèm theo bảng kê hàng hóa, dịch vụ thì bị xử phạt hành chính từ 10.000.000 đồng cho đến 20.000.000 đồng trừ những trường hợp đặt biệt như: mất, cháy, hỏng hóa đơn do thiên tai, hỏa hoạn sự kiện bất ngờ hoặc do sự kiện bất khả kháng khác.
Như vậy, so với Nghị định 109/2013/NĐ-CP thì hành vi làm mất, cháy hoặc hỏng hóa đơn đã được giảm nhẹ đi rất nhiều, chưa kể còn được chia rõ khung xử lý phạt hành chính chi tiết.
Nhìn chung, các mức phạt đã được giảm một cách hợp lý đồng thời được phân định rõ từng trường hợp cho các hành vi. Mong rằng bạn đọc đã có thể nắm được những thay đổi trên trước hạn chót đăng ký hóa đơn điện tử để việc tiến hành chuyển đổi được thuận tiện hơn.
https://hoahoctre.org/dieu-kien-xuat-khau-lao-dong-nhat-ban-2020-la-gi/
https://hoahoctre.org/tim-hieu-ve-he-thong-bao-cao-tai-chinh-cua-doanh-nghiep/