Thổ công chính là gồm 3 vị thần đó là Thổ Công, Thổ Địa, Thổ Kỳ hay còn được gọi là Táo quân với nhiệm vụ định phúc cho cả gia đình. Theo tục lệ cổ truyền của Việt Nam, cứ vào ngày 23 tháng Chạp âm lịch, người dân cả nước lại làm lễ tiễn Táo quân về trời để trình báo mọi việc xảy ra trong gia đình một năm qua. Sau đây là 5 điều tuyệt đối không làm trong ngày cúng Thổ công.

1. Đặt mâm lễ cúng dưới bếp

Hiện nay nhiều người vẫn còn có những quan niệm sai lầm đó là ông Công là thần Thổ công, thì sẽ được cúng trên bàn thờ chính trong nhà vì là vị thần cai quản đất đai trong nhà , còn ông Táo là 23 vị đầu rau sẽ được cúng dưới bếp vì chỉ trông coi việc bếp núc.

Tuy nhiên, theo các chuyên gia nghiên cứu về tâm linh, việc cúng lễ như thế là không đúng, hoàn toàn sai lầm với phong tục, tập quán lâu đời của dân tộc ta. 

Theo truyền thống từ xưa tới nay tất cả các vị thần đều được thờ phụng tại ban thờ chính của mỗi gia đình. Bên cạnh đó bếp là nơi để nấu đồ ăn, không phải nơi để cúng lễ. Chính vì vậy mâm cỗ cúng Thổ công ngày 23 tháng chạp cần phải được cúng ở nơi trang nghiêm, sạch sẽ nhất trong nhà.

2. Khấn xin tài lộc, sung túc

Cúng Thổ công vào ngày 23 tháng chạp có ý nghĩa tiễn ông Công, ông Táo về trời để báo cáo với Ngọc Hoàng tất cả những việc diễn ra  trong một năm của gia chủ. Vì thế việc cầu xin tài lộc là điều không nên mà chỉ khấn xin Táo quân báo cáo về thiên đình những điều tốt đẹp trong năm mà thôi.

3. Cúng lễ sau buổi trưa ngày 23 tháng Chạp

Theo tín ngưỡng dân gian, thời gian cúng Thổ công ( Táo Quân) không nên tiến hành sau 12 giờ trưa ngày 23 tháng chạp, vì sau thời điểm này Táo quân đã bay về trời.

Thông thường, nhiều gia đình  có thể bắt đầu cúng Thổ công từ ngày 21 tháng chạp đến trước 12 giờ ngày 23 tháng chạp. Khi cúng, hương cháy được 2/3 thì gia chủ có thẻ hóa vàng, phóng sinh cá chép tiễn ông Táo về trời.

4.Những món kiêng dâng cúng Thổ Công

Về cỗ cúng Táo quân thì tùy thuộc vào điều kiện kinh tế, thời gian của gia chủ mà có thể làm lễ mặn và lễ chay đều được.

Lễ chay bao gồm trầu, cau, chè nước, hoa quả. Lễ mặn thì bao gồm thịt, xôi, giò, rượu bia và các món ăn cổ truyền khác. Tuy nhiên một số đồ ăn mặn người ta kiêng không cúng đó là các món ăn làm từ chó, trâu, bò, ngan, ngỗng

5. Nghi lễ cúng Thổ công không nên cúng ở chùa, đình, đền.

Lễ cúng Táo Quân chỉ nên được thực hiện trong phạm vi gia đình và không nên mang đến cúng ở đình, đền, chùa, miếu.

Trên đây là 5 điều kiêng kỵ cần tránh khi cúng ông Thổ công mà bạn cần nắm rõ để có thể chuẩn bị lễ cúng cho gia đình mình tươm tất và thật đúng phong thủy để cầu mong cho gia đình mình một năm an khang thịnh vượng.