
Khi sữa mẹ nhiều hoặc mẹ hết thời gian thai sản 6 tháng và phải bắt đầu đi làm lại, vắt sữa mẹ dự trữ chính là cách nuôi con hợp lý để ông bà hay bố bé cũng có thể cho con ăn. Tuy nhiên, câu hỏi nhiều mẹ đặt ra là cách bảo quản sữa mẹ thế nào mới đúng cách? Bởi nếu trữ sữa không đúng cách sẽ khiến ảnh hưởng đến tiêu hóa và sức khỏe của bé.
1. Thời gian bảo quản sữa mẹ khi vắt ra
Vắt sữa là một cách kích thích sữa ra nhiều hơn và giúp con có sữa uống mọi lúc ngay cả khi mẹ bận bịu.
Khi mẹ bảo quản sữa đúng cách thì sữa mẹ sẽ vẫn đảm bảo đầy đủ các chất dinh dưỡng và tốt hơn nhiều so với sữa công thức. Dưới đây là một số là điều kiện để bảo quản sữa mẹ được đảm bảo:
Nhiệt độ phòng
Nhiệt độ phòng dưới 26 độ C, sữa mẹ vắt ra có thể để được trong vòng 6 – 8 tiếng đồng hồ. Với nhiệt độ cao hơn, sữa mẹ chỉ để được 2 – 4 tiếng.
Trong tủ lạnh
Sữa mẹ vắt ra để trên ngăn đá tủ lạnh có thể để ít nhất 72 tiếng đồng hồ. Mẹ nên tránh không trữ sữa ở cánh tủ lạnh vì đây là nơi có nhiệt độ thấp nhất.
Trong tủ đông đá
Ngăn đông đá có mức nhiệt độ dưới -20 độ C sẽ có khả năng bảo quản sữa mẹ trong khoảng thời gian 6 – 12 tháng.
Tuy nhiên, mẹ không nên trữ sữa quá lâu bởi sẽ khiến giảm sút lượng protein, chất béo, enzim và mất hầu hết các vitamin, chất kháng thể, chất chống viêm có trong sữa.
2. Cách bảo quản sữa mẹ trong tủ lạnh
Sử dụng bình hoặc túi trữ sữa
Mẹ có thể dùng tay vắt sữa hoặc sử dụng các máy hút sữa có chất lượng tốt để hút sữa trực tiếp vào bình hoặc túi trữ mua được tại các cửa hàng, shop cho mẹ và bé.
Ghi rõ thời gian vắt sữa và dùng băng keo dán lên túi sữa để quản lý thời gian sử dụng tốt nhất.
Trữ sữa ở ngăn mát trước
Nếu như mẹ chỉ vắt sữa ít và có nhu cầu sử dụng luôn trong khoảng thời gian, mẹ nên trữ sữa trong ngăn mát. Trong trường hợp mà chưa dùng hết sữa để ngăn mát đã vắt được sữa mới, các mẹ mới chuyển sữa cũ vào ngăn đông để trữ.
3. Lưu ý khi bảo quản sữa mẹ
Không nên trữ sữa bé dùng thừa
Trong trường hợp, bé dùng thừa sữa mẹ, mẹ không nên dùng sữa đó tích trữ cho lần dùng sau. Vì sữa thừa sau mỗi lần bé ăn đều đã dính nước bọt, có thể nhiễm khuẩn và gây hư sữa trong thời gian ngắn.
Không đổ lẫn sữa mới và sữa trữ đông
Trộn lẫn sữa mới và sữa đã trữ trong tủ lạnh sẽ khiến mẹ khó theo dõi chính xác thời gian bảo quản sữa, đồng thời, khiến sữa bị thay đổi nhiệt độ, dễ hỏng hơn.
Sử dụng sữa trữ đông
Sau khi lấy sữa từ tủ lạnh ra, mẹ nên đợi sữa tan hết, ngâm nước ấm, rồi mới hâm lại sữa nhằm giúp sữa tránh khỏi tình trạng nhiệt độ thay đổi đột ngột và khiến sữa mất hết chất dinh dưỡng, kháng thể.
Ít nhiều chất dinh dưỡng trong sữa mẹ sẽ bị mất đi trong quá trình bảo quản, tuy nhiên, với cách bảo quản sữa mẹ trên, mẹ vẫn có thể yên tâm bởi phần lớn chất dinh dưỡng vẫn được giữ lại, thậm chí đảm bảo dưỡng chất cho con hơn nhiều loại sữa công thị trên thị trường.