
Hiện nay, bệnh cao huyết áp là một trong những loại bệnh khá phổ biến gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm cho người bệnh. Bài viết sau đây sẽ chia sẻ cho các bạn các kiến thức về huyết áp cao cùng với những triệu chứng, cách điều trị nếu gặp phải loại bệnh này.
1. Huyết áp cao là bao nhiêu?
Những người có áp lực động mạch máu khi đo được tăng cao thường gọi là huyết áp cao. Chỉ số đo lường này phục thuộc vào 2 yếu tố chính: huyết áp tâm thu và huyết áp tâm trương, trải qua 2 giai đoạn: co bóp và giãn nghỉ của cơ tim.
Một số chỉ số huyết áp cần lưu ý
- Thông thường, người bình thường, huyết áp tâm thu thường nhỏ hơn 120 mmHg và huyết áp tâm trương nhỏ hơn 80 mmHg
- Đối với người tiền cao huyết áp, huyết áp tâm thu dao động từ 120-139 mmHg, huyết áp tâm trương dao động từ 80-89 mmHg.
- Đối với bệnh nhân cao huyết áp, huyết áp tâm thu thường lớn hơn 135 mmHg, huyết áp tâm trương thường lớn hơn hoặc bằng 85 mmHg.
>> Xem thêm: cách chữa chóng mặt buồn nôn
2. Triệu chứng của người cao huyết áp
Những người đang có triệu chứng cao huyết áp thường sẽ có một vài biểu hiện dễ nhận thấy như sau:
Chảy máu mũi:
Khi huyết áp đột ngột tăng nhanh, những người này thường sẽ có hiện tượng chảy máu mũi, khó ngừng.
Vệt máu trong mắt:
Nếu bạn vô tình phát hiện một người có vệt máu trong mắt hoặc bị xuất huyết kết mạc thì rất có khả năng người này đang gặp phải tình trạng cao huyết áp.
Tê, ngứa, râm ran các chi:
Đây là hiện tượng bạn đã không thể kiểm soát được khi các dây thần kinh lần lượt tê liệt trong trường hợp huyết áp tăng cao. Đồng thời, bạn cũng đang được cảnh báo sớm tình trạng đột quỵ.
Nôn, buồn nôn:
Một số người khi huyết áp tăng cao sẽ bắt đầu nôn hoặc buồn nôn, khó chịu, mệt mỏi.
Chóng mặt:
Bạn nên cẩn thận nếu đang gặp phải tình trạng choáng và mất cân bằng. Đây là dấu hiệu bệnh huyết áp cao mà nhiều người thường gặp.
3. Cách điều trị huyết áp cao
Huyết áp cao là một loại bệnh dễ dàng dẫn đến tình trạng đột quỵ, nhồi máu cơ tim,…Chính vì vậy, trong giai đoạn điều trị bệnh theo sự hướng dẫn của bác sĩ, bạn nên lưu ý một vài vấn đề quan trọng như sau:
Chế độ ăn uống
Người huyết áp cao nên ăn nhạt, không nên sử dụng quá nhiều muối trong khẩu phần ăn. Đặc biệt, nếu bạn đang bị béo phì nên không nên ăn ngọt, ăn nhiều cá và rau củ quả.
Đồng thời, bạn cũng nên hạn chế sử dụng mỡ động vật và dầu dừa khi nấu ăn, tránh xa các loại đồ uống có cồn, chất kích thích,…
Chế độ sinh hoạt
Duy trì thói quen sinh hoạt hợp lý, rèn luyện cơ thể là cách giúp bạn có được một sức khỏe tốt, hạn chế nhiều loại bệnh, kể cả cao huyết áp. Ngoài ra, bạn cũng nên giữ tâm trạng cân bằng, không nên quá căng thẳng, lo âu.
Những thông tin trên đây có thể giúp bạn giải đáp thắc mắc “Huyết áp cao là bao nhiêu?” cùng với những điều cần thiết trong trường hợp khi bạn gặp phải loại bệnh này.
Đừng bao giờ chủ quan khi bạn phát hiện các triệu chứng trên, hãy đến ngay cơ quan y tế kiểm tra để có biện pháp điều trị sớm, tránh gặp phải có biến chứng nguy hiểm, ảnh hưởng cuộc sống của bạn.
>> Mời bạn theo dõi thêm bài viết