
Viêm phế quản phổi – bệnh đường hô hấp thường gặp ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Theo thống kê gần đây cho thấy tỉ lệ trẻ mắc bệnh này ngày càng tăng cao. Để giúp mọi người hiểu hơn chúng tôi xin chia sẻ một số thông tin về căn bệnh này.
1.Nguyên nhân và triệu chứng của bệnh viêm phế quản phổi.
Viêm phế quản phổi ở trẻ em là bệnh nguy hiểm đến tính mạng. Bởi bệnh thường diễn biến nhanh có thể dẫn đến tử vong. Tuy nhiên dấu hiệu của bệnh lại không rõ ràng, nên khó khăn trong việc phát hiện và điều trị. Dưới đây là một số thông tin về nguyên nhân và triệu chứng của bệnh để mọi người nắm được và phát hiện kịp thời:
- Nguyên nhân
– Do virus: Các loại virus gây bệnh có sẵn trong đường hô hấp như: virus sởi, virus cúm, adenovirus, khi có điều kiện thuận lợi chúng theo phế quản để gây tổn thương cho nhu mô phổi.
-Do vi khuẩn: Vi khuẩn góp phần gây bệnh như: phế cầu, Haemophilus influenzae, E.coli, liên cầu…
-Do nấm:bao gồm: Aspergillus, nấm Candida albicans…
Ngoài 3 yếu tố trên thì những trẻ sinh non, hay trẻ suy dinh dưỡng cũng dễ bị mắc bệnh viêm phế quản phổi.
- Triệu chứng
-Ban đầu triệu chứng của bệnh thường không rõ ràng: trẻ sốt nhẹ, ngạt mũi, hắt hơi, khó khan… Nên người nhà thường lầm tưởng với bệnh cúm, viêm họng hay viêm đường hô hấp trên đơn thuần
-Sau đó bệnh tiến triển nhanh và có biểu hiện: sốt cao, khó thở tím tái… Ngoài ra còn kèm theo rối loạn tiêu hóa, chán ăn, tiêu chảy.
– Nếu không được điều trị đúng phác đồ và kịp thời bệnh sẽ diễn biến nhanh như: sốt cao, co giật, khó thở, tím tái, suy hô hấp và nguy cơ tử vong cao.
2.Chăm sóc người bệnh Viêm phế quản phổi
Khi thấy trẻ xuất hiện một trong những triệu chứng trên cần đưa ngay đến cơ sở y tế để khám và điều trị. Ngoài chỉ định điều trị của Bác sĩ cũng cần sự phối hợp chăm sóc của gia đình để việc điều trị hiệu quả hơn cụ thể như:
– Tuân thủ nghiêm ngặt chỉ định của bác sĩ.
-Nên sử dụng nước muối sinh lí để vệ sinh mũi họng cho trẻ hàng ngày
-Cho trẻ nghỉ ngơi trong phòng yên tĩnh, khô thoáng ,kín gió, đặc biệt tránh xa khói thuốc lá.
– Cần cho trẻ uống đủ nước.
-Chế độ ăn uống cho trẻ đầy đủ, hợp lí, không ép trẻ ăn quá no mà nên chia làm nhiều bữa nhỏ.
3. Làm gì để phòng tránh viêm phế quản phổi?
Để trẻ có đường hô hấp khỏe mạnh thì việc cần phải làm là:
-Đảm bảo trẻ được sống trong môi trường sạch sẽ,trong lành, không khói thuốc lá.
– Trẻ cần được bú mẹ đầy đủ.
– Cho trẻ đi tiêm chủng đầy đủ, theo đúng quy định.
– Giữ cơ thể trẻ luôn ấm vào mùa đông, thoáng mát vào mùa hè.
-Cho trẻ rửa tay sạch sẽ trước khi ăn, chế độ ăn của trẻ luôn đảm bảo đủ dinh dưỡng và hợp lí.
– Khi trẻ có dấu hiệu sốt, ho, chảy mũi cần đưa đến cơ sở y tế đẻ khám và điều trị, không được tự ý dùng thuốc khi chưa có chỉ định của Bác sĩ.
Bài viết trên là một số thông tin hữu ích về nguyên nhân, triệu chứng, cách chăm sóc và phòng ngừa bệnh viêm phế quản phổi . Tuy nhiên bài viết trên chỉ mang tính tham khảo, nếu trẻ xuất hiện những triệu chứng trên hãy đưa đến cơ sở y tế gần nhất để được khám và điều trị kịp thời.
Xem thêm: Best Laptops For Working From Home